Nước sinh hoạt có màu vàng nhạt – không nên chủ quan khi sử dụng
Hữu Doanh Nguyễn
Thứ Bảy,
14/12/2024
Nội dung bài viết Lỗi giao diện: file 'snippets/icon-arrow.bwt' không được tìm thấy
Nước sinh hoạt có màu vàng nhạt, không được trong sạch như ban đầu là nổi lo của rất nhiều người. Không nên chủ quan khi sử dụng, bởi đây là dấu hiệu cho thấy nguồn nước nhà bạn đã nhiễm chất độc hại. Bắt buộc chúng ta phải xử lý, bởi vì nguồn nước ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống của bạn. Hãy cùng Lidoko tìm hiểu nguyên nhân, tác hại và cách xử lý nước có màu vàng nhạt này nhé.
Nguyên nhân nước sinh hoạt có màu vàng nhat.
Bình thường nguồn nước sinh hoạt của chúng ta không màu, không mùi. Nhưng nếu nó chuyển sang màu vàng nhạt, chứng tỏ nguồn nước bạn đang sử dụng đã bị ô nhiễm. Nguyên nhân là do nước bị nhiễm hàm lượng sắt cao và sự tồn tại của các lượng chất hoà tan. Nước sau khi bơm lên rất trong và có mùi tanh. Tuy nhiên, sau khi tiếp xúc với không khí khoảng 30 phút nó xuất hiện cặn màu vàng. Thậm chí, nguồn nước còn xuất hiện váng nổi trên bề mặt. Tình trạng này xuất hiện nhiều với nguồn nước giếng khoan tại một số khu vực.
Tác hại của việc sử dụng nguồn nước sinh hoạt có màu vàng nhạt
Không ít hộ gia đình vẫn chủ quan sử dụng nguồn nước bị nhiễm sắt hằng ngày. Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm gây ra rất nhiều hậu quả khôn lường. Nó làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sức khoẻ con người.
Nhưng khi hàm lượng sắt trong nước ở nồng độ cao, nước ngày càng có màu vàng đậm hơn, nặng mùi tanh thì mức độ ô nhiễm đã ở mức cao.
Nó ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người như :
- Gây vàng da, khô da, mẩn đỏ…nhất là làn da nhạy cảm sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề.
- Sử dụng nước nhiễm sắt dễ gây bệnh lây lan qua đường uống, bộc phát bệnh đường ruột
- Gây bệnh về mắt, phụ khoa nguy hiểm như như hắc lào, nấm, đau mắt đỏ, viêm phụ khoa…
- Gây ố vàng men răng, mất thẩm mỹ
- Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể
Sử dụng nguồn nước này trong thời gian dài có thể gây ra những căn bệnh nguy hiểm hơn, thậm chí là bệnh ung thư. Bạn cần chú ý cải thiện tình trạng nước có màu vàng nhạt sớm nhất có thể.
Tác hại tới sinh hoạt
- Khi sử dụng nguồn nước sinh hoạt có màu vàng để giặt quần áo dễ bị hoen màu, ố vàng nhanh hỏng.
- Giảm tuổi thọ những thiết bị vệ sinh: sử dụng nước sinh hoạt có màu vàng nhạt còn làm nước đóng cặn trong các thiết bị vệ sinh. Gây tắc vòi nước, đường ống dẫn nước. Nó còn làm hoen ố mọi thiết bị vệ sinh như vòi rửa, vòi hoa sen, bồn rửa mặt…chậu, thau. Rất mất thẩm mỹ, làm giảm tuổi thọ của chúng.
- Nước sinh hoạt bị vàng sẽ khiến thực phẩm biến chất về màu sắc, mùi vị.
Phương pháp xử lý nước sinh hoạt có màu vàng nhạt
1. Khắc phục nước sinh hoạt có màu vàng bằng phương pháp làm thoáng
Đây là phương pháp đưa nước tiếp xúc trực tiếp với không khí để loại bỏ các chất hòa tan. Quá trình này sẽ làm oxy hóa kim loại hòa tan trong nước.
Có 3 cách làm thoáng:
Làm thoáng tự nhiên: thêm lượng oxy vào trong nước, để đẩy CO2 ra ngoài bằng giàn mưa. Phương pháp này khá phức tạp nên ít được sử dụng.
Làm thoáng đơn giản trên bề mặt bể lọc: phương pháp này áp dụng với nguồn nước nhiễm hàm lượng sắt thấp và không cần khử khí CO2. Phát hiện sớm khi nước chỉ mới có màu hơi vàng. Giàn ống được khoan lỗ, phun mưa lên trên bề mặt. Thiết kế tạo áp lực tia nước phun từ giàn cao 1.5 – 3m. Tuy nhiên, phương pháp này mang lại hiệu quả hạn chế nên cũng không được sử dụng nhiều.
Làm thoáng cưỡng bức: khác với hai cách làm trên, người ta sẽ xây dựng tháp làm thoáng cưỡng bức để đẩy không khí lên chứ không phun mưa. Không phí đi ngược chiều với chiều rơi của tia nước.
2.Xử lý nước sinh hoạt màu vàng bằng phương pháp sử dụng vật liệu lọc
Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến, sử dụng vật liệu lọc là Folix và Cát Manganese. Chúng sẽ xử lý nhanh chóng tình trạng nước sinh hoạt màu vàng, có mùi hôi khó chịu.
Ưu điểm của phương pháp này là giải quyết triệt để hàm lượng sắt tồn dư có trong nước. Mang lại hiệu quả cao hơn phương pháp làm thoáng nêu trên. Bạn có thể sử dụng thêm hạt cation, than hoạt tính cho trực tiếp vào nguồn nước sinh hoạt để nâng cao hơn nữa hiệu quả lọc, cải thiện tình trạng nước bị vàng ở mức cao nhất.
Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, các hạt Folix và Cát Manganese, Cation đều bị suy giảm khả năng lọc. Chúng không thể hấp thụ sắt như ban đầu nên cần phải thay thế khá tốn kém.
3.Sử dụng hệ thống bể lọc thô lọc nước có màu vàng
Đây là phương pháp truyền thống vẫn được nhiều người áp dụng. Nguồn nước sẽ đi qua bể lọc gồm nhiều lớp cát sỏi, lọc dần và ngấm xuống bể chứa. Nước sinh hoạt có màu vàng nhạt sẽ trong và sạch dần khi xuống bể chứa.
Bể lọc thô thông thường có kích thước 80cm x 80cm x 1m (dài x rộng x cao). Bể được làm từ vật liệu nhựa hoặc inox có dung tích 200l.
Xây dựng hệ thống bể lọc theo mô hình:
- Dưới cùng là lớp sỏi cỡ lớn, độ dày 30cm
- Giữa lớp sỏi đặt ống nước loại 48 khoan lỗ với đường kính 0.5cm. Lớp tiếp theo là sỏi nhỏ với độ dày 10cm.
- Bên trên là lớp cát lớn dày 10cm.
- Tiếp theo là lớp than hoạt tính, dày 30cm
- Tiếp theo là bể lọc là cát sạch dày 30cm
- Khoảng trống trên cùng dùng để chứa nước chưa lọc.
Tuy nhiên, vì chỉ được thiết kế thô sơ, đơn giản nên bể lọc thô không thể xử lý triệt để màu vàng của nước. Nó chỉ phát huy khả năng lọc cặn bẩn, tạp chất kích thước lớn. Khả năng lọc mùi, màu còn hạn chế. Nếu hàm lượng sắt cao, nước có màu vàng ngày càng đậm hơn thì khả năng loại bỏ màu kém dần.
Sử dụng máy lọc nước loại bỏ màu vàng nhạt của nước sinh hoạt
Đây là phương pháp được đánh giá cao nhất bởi:
- Khả năng lọc sạch hoàn toàn mùi, màu khó chịu trong nước
- Sử dụng lâu dài, tiết kiệm chi phí
- Thân thiện với môi trường và sức khỏe con người
- Sử dụng đơn giản, tiện lợi đảm bảo nguồn nước an toàn
Việc sử dụng máy lọc nước không chỉ loại bỏ màu vàng, mùi hôi của nước sinh hoạt mà còn mang lại cho bạn nguồn nước chuẩn sạch, an toàn tuyệt đối. Bạn có thể hoàn toàn an tâm khi dùng nguồn nước sau lọc từ máy lọc nước.