Tác động của Nhân sâm Bắc Mỹ đến bệnh Tiểu đường như thế nào ?
Hữu Doanh Nguyễn
Thứ Bảy,
14/12/2024
Nội dung bài viết Lỗi giao diện: file 'snippets/icon-arrow.bwt' không được tìm thấy
Tác động của Nhân sâm Bắc Mỹ đến bệnh Tiểu đường như thế nào ?
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường là một dạng bệnh rối loạn hormon. Tuyến tuỵ vì một lý do nào đó mà không tiết đủ hormon insulin làm cho mức đường trong máu luôn tăng cao. Do đó, người mắc tiểu đường phải sử dụng insulin từ nguồn bên ngoài để duy trì mức đường trong máu ổn định.
Vậy nhân sâm Bắc Mỹ có công dụng hạ đường huyết ra sao ?
Khi chúng ta ăn, cơ thể sẽ chuyển đổi carbohydrate từ thực phẩm thành đường glucose. Đó là nguồn năng lượng chính để duy trì hoạt động của cơ thể hàng ngày.
Chỉ số đường huyết là thước đo mức độ sử dụng đường glucose của cơ thể một cách hiệu quả. Nó được đo bằng miligam mỗi decilitre (mg/dl).
Mức đường trong máu lý tưởng như sau:
Trước khi ăn sáng: <100 mg/dl đối với người khỏe mạnh và từ 70 - 130 mg/dl đối với người mắc bệnh đái tháo đường.
Hai giờ sau khi ăn: <140 mg/dl đối với người khỏe mạnh. Người bị đái tháo đường không được phép dưới dưới 180 mg/dl.
Ở mỗi thời điểm trong ngày, mức đường huyết thay đổi liên tục. Để cho cơ thể luôn khoẻ mạnh, tuyến tuỵ sẽ tiết ra 2 hormon là insulin và glucagon để điều tiết mức đường huyết nằm trong phạm vi cho phép.
Hai hormon này hoạt động cân bằng, nếu nồng độ của một trong hai hormon vượt quá phạm vi cho phép, lượng đường trong máu có thể tăng hoặc giảm.
Khi lượng đường trong máu quá cao, tuyến tuỵ tiết ra nhiều insulin hơn,
và ngược lại, khi lượng đường huyết giảm, tuyến tuỵ sẽ giải phóng nhiều hormon glucagon hơn để đưa đường huyết trở lại bình thường.
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường là một dạng bệnh rối loạn hormon. Tuyến tuỵ vì một lý do nào đó mà không tiết đủ hormon insulin làm cho mức đường trong máu luôn tăng cao. Do đó, người mắc tiểu đường phải sử dụng insulin từ nguồn bên ngoài để duy trì mức đường trong máu ổn định.
Công dụng của nhân sâm Bắc Mỹ
Các tế bào beta trong tuyến tụy, nơi insulin được sản xuất bị tấn công và phá hủy khiến cho khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy giảm hoặc mất hoàn toàn.
Theo nghiên cứu của Đại học Massey (New Zealand), nhân sâm có chứa một thành phần dược lý tự nhiên gọi là ginsenosides.
Nhân sâm Bắc Mỹ có 6 Ginsenosides R0,Rb1,Rb2,Rc,Re, Rd với hàm lượng rất cao, đây là hợp chất rất quan trọng có tác dụng:
Bảo vệ tế bào beta : Một số nghiên cứu trên tế bào beta cô lập đã cho thấy ginsenosides có khả năng bảo vệ và giảm tổn thương do các tác nhân như oxi hóa và vi khuẩn.
Tác động chống viêm: Ginsenosides có khả năng chống viêm trong tuyến tụy gây tổn thương tế bào beta. Việc giảm viêm có thể có lợi cho tế bào beta và chức năng sản xuất insulin.
Ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường: Bệnh tiểu đường dẫn đến sản sinh quá nhiều các gốc tự do làm tổn thương tế bào khác và gây ra các biến chứng. Với đặc tính chống oxy hóa, nhân sâm góp phần làm giảm tác động của các gốc tự do.
Ginsenosides còn có khả năng giúp cơ thể vận chuyển glucose vào các tế bào một cách hợp lý, ngăn không cho đường tích tụ trong máu, góp phần giữ mức đường huyết ổn định.
Hệ miễn dịch của bệnh nhân tiểu đường rất yếu, rất dễ tạo cơ hội cho các mầm bệnh sinh sôi, phát triển. Nhân sâm hỗ trợ tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể, ngăn ngừa các bệnh có cơ hội tấn công vào cơ thể chúng ta.
Các sản phẩm CND Ginseng phù hợp với người tiểu đường:
Nhân sâm bột: 1 gr/ngày cho người mới, sau 1 tuần có thể tăng lên 2-3 gr/ngày.
Nhân sâm viên: 1 viên/ngày cho người mới, sau 1 tuần có thể tăng lên 2 viên/ngày.
Nhân sâm và táo đỏ hoà tan: 1 gói/ngày cho người mới, sau 1 tuần có thể tăng lên 2 gói/ngày.
3 sản phẩm này có thể sử dụng hàng ngày trong thời gian dài.
Lưu ý:
Nhân sâm không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh: Bạn cần nhớ, nhân sâm chỉ là thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Vì vậy, kể cả khi đã dùng sâm, bạn cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý ngưng hay giảm liều thuốc sử dụng.
Sử dụng nhân sâm cách uống thuốc trị bệnh 60-90 phút để đảm bảo giữ nguyên hiệu quả của thuốc và công dụng của nhân sâm.
Pha nhân sâm với 250-300 ml/gói uống dần từng ngụm nhỏ trong 3-4 giờ. Không uống Nhân sâm sau 16h.